Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh phổ biến ở người già. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, sụn khớp cũng bị “lão hóa” theo thời gian.

Sụn mất chức năng đệm, làm cho các khớp xương khi chuyển động cọ xát vào nhau gây đau và sưng tấy và sẽ giảm khả năng vận động ở người bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng và điều trị bệnh sớm thì có thể giảm thiểu được những tác hại do bệnh gây ra.

Để phòng và hạn chế thoái hóa khớp, thì ngay ở lứa tuổi ngoài 40, chúng ta cần phải tạo cho mình thói quen tập thế dục đều đặn, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để tránh béo phì (quá nặng cân dễ thoái hóa khớp gối) hoặc bị tiểu đường do thoái hóa khớp rất thường gặp, dễ xảy ra nặng ở những người bệnh này, tránh uống nhiều rượu và hút thuốc lá do dễ gây bệnh cho khớp háng. Một số nghề gây thoái hóa khớp sớm như khuân vác (thoái hóa cột sống), sử dụng búa, khoan (ảnh hưởng tới khớp vai, khuỷu)… thì những người lao động này cần chú ý kiểm tra thường xuyên để hạn chế các ảnh hưởng quá mức đối với các khớp liên quan. Cần tránh các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt đặc biệt là các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, xách, nâng…Đối với những người bị dạng bất thường của khớp cần được điều chỉnh sớm bằng nội và ngoại khoa để tránh tình trạng quá tải của khớp.

Triệu chứng sớm nhất của bệnh thoái hóa khớp là đau khi vận động, mới đầu chỉ đau khi khớp hoạt động, nghỉ sẽ hết đau; sau đó có thể đau âm ỉ liên tục và đau trội hẳn lên khi vận động. Nếu thoái hóa khớp háng, người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi. Nếu thoái hóa khớp gối, người bệnh đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khụy xuống đột ngột. Nếu thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh bị đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng, lúc nằm nghỉ đau sẽ giảm. Khi đau, bệnh nhân làm các động tác cúi, nghiêng, ngửa hoặc xoay người rất khó khăn.

Sau triệu chứng đau là tình trạng hạn chế vận động. Nếu bị thoái hóa khớp háng, người bệnh đi khập khiễng, giạng háng khó khăn, khó gập đùi vào bụng. Nếu bị thoái hóa khớp gối, các động tác gấp và duỗi thẳng chân bị hạn chế, đứng lên ngồi xuống khó khăn, có thể thấy tiếng lắc rắc khi vận động khớp. Nếu bị thoái hóa khớp vai sẽ hạn chế các động tác đưa tay ra trước, ra sau, quay tay và không làm được một số động tác đơn giản như gãi lưng, chải đầu…

Khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh thì người bệnh phải điều trị ngay để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Trước đây người ta chủ yếu dùng các thuốc giảm đau, chống viêm steroid và phi steroid để làm giảm triệu chứng đau và viêm cho người bệnh. Hiện nay loại thuốc có hiệu quả tốt trong điều trị thoái hóa khớp là Golsamin, có thành phần chính là Glucosamin sulfat. Thuốc này không những có tác dụng làm giảm đau, chống viêm mà quan trọng nhất là kích thích sản xuất sụn, ngăn chặn tiến triển của bệnh. Về dược lí, Glucosamine tham gia quá trình chuyển hóa tổng hợp sụn khớp đồng thời ức chế các enzym phá huỷ sụn khớp và giảm các gốc tự do phá huỷ các tế bào sinh sụn. Glucosamine còn kích thích sinh sản mô liên kết của xương, làm giảm quá trình mất canxi của xương. Nó cũng làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn của dịch khớp. Vì thế Golsamin không những làm giảm triệu chứng của thoái hóa khớp (đau, khó vận động) mà còn ngăn chặn quá trình thoái hóa khớp, ngăn chặn bệnh tiến triển, tác dụng vào cơ chế bệnh sinh của thoái hóa, phục hồi lại cấu trúc sụn khớp.

Như vậy, thoái hóa khớp không phải là bệnh “nan y”. Một khi chúng ta biết cách phòng bệnh ngay từ lúc trẻ hoặc phát hiện sớm triệu chứng bệnh để có biện pháp điều trị hợp lý thì nỗi lo bệnh tiến triển nặng sẽ không còn.
 
DS Hồ Thanh Xuân

Source: Báo Dân Trí

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn