Các bệnh thường gặp trong mùa đông

Dịch bệnh thay đổi theo mùa và cơ thể con người cũng tùy vào thời tiết mỗi mùa mà phát sinh những bệnh khác nhau.

Mùa đông lạnh là giai đoạn mọi người phải đối mặt với rất nhiều bệnh. Các bệnh ngoài da, đặc biệt là các bệnh như: ngứa nẻ da, nứt gót chân… thường thấy trong mùa đông.

Nẻ gót chân thường thấy trong mùa đông. Ảnh: Internet
Ngứa nẻ da hay còn gọi là bệnh ngứa do lạnh, là hậu quả của trời lạnh và thời tiết khô hanh khiến da bị giảm tiết mồ hôi và chất bã. Không khí hanh khô làm chất sừng của da bị mất nước khiến da trở nên khô hơn, co lại.
Da bị nứt kèm theo triệu chứng ngứa từ lâm râm đến dữ dội, làm cho da bị trầy xước, chảy máu thậm chí có thể đóng vẩy làm mủ. Những người bị triệu chứng này nên uống nhiều nước, tránh tắm nước nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da.
Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì bạn cần tới gặp bác sỹ để có cách điều trị hiệu quả nhất. Đối với bệnh nứt gót chân bạn có thể kết hợp ngâm rửa nước muối hàng ngày và bôi kem điều trị.
Viêm khớp dạng thấp cũng là một loại bệnh khớp thường gặp trong mùa đông. Triệu chứng của bệnh là viêm nhiều khớp (viêm cổ tay, bàn tay, đốt tay, khớp chân…) và diễn biến kéo dài.
Người bệnh cũng có thể bị cứng khớp, gây khó cử động các khớp chỉ sau 10-15 phút bất động. Nếu thấy có các triệu chứng kể trên, bạn cần đi khám và điều trị ngay. Để kéo dài người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động của khớp.

Ngoài ra, với những người bị bệnh viêm khớp, khi trời lạnh, điều cần làm đầu tiên chính là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là chân tay. Hạn chế ra ngoài khi trời quá lạnh, mưa phùn.

Cuối đông đầu xuân khi xuất hiện những cơn mưa phùn, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ xuống thấp, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi sinh vật phát triển thuận lợi… thì các bệnh phổi – phế quản cũng rất dễ phát triển.

Người già dễ bị bệnh phổi tấn công khi trời lạnh. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Phế quản của người bị hen rất nhạy cảm với mọi kích thích gây bệnh. Muốn phòng tránh bệnh này phải loại trừ được các yếu tố gây bệnh như: tránh lạnh, tránh bụi bặm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa…
Điều trị bệnh phải nhanh, có hiệu quả, cắt được cơn hen trong thời gian ngắn nhất, không để cơn hen phát triển thành ác tính.

Bệnh viêm phổi rất nguy hiểm đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ vì sức đề kháng cũng như khả năng chịu lạnh của 2 đối tượng này là rất kém. Việc phòng viêm phổi trong mùa đông vì thế rất quan trọng. Ngoài giữ ấm, tránh lạnh, tránh gió… nếu thấy có các triệu chứng như: ho nhiều, sốt cao kéo dài, khó thở… bệnh nhân cần đến khám bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.

Theo Trần Hoài – Lao động

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn