Viêm mào tinh hoàn là gì?
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của các ống xoắn (mào tinh hoàn) ở mặt sau của tinh hoàn mà ở đó có mang tinh trùng. Đau và sưng là dấu hiệu phổ biến nhất và triệu chứng của viêm mào tinh hoàn. Nam giới ở mọi lứa tuổi có thể bị viêm mào tinh hoàn, nhưng nó là phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 14 và 35. Viêm mào tinh hoàn thường được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn hoặc nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu… hoặc do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục.
Triệu chứng bệnh viêm mào tinh hoàn.
Một số triệu chứng khi nam giới bị viêm mào tinh hoàn gặp phải bao gồm:
Bìu bị sưng, đỏ hoặc ấm
Đau đớn ở tinh hoàn có thể là đau một bên tinh hoàn hoặc là đau cả hai bên
Đi tiểu đau hoặc một nhu cầu khẩn cấp hoặc đi tiểu thường xuyên
Đau khi giao hợp hoặc xuất tinh
Ớn lạnh và sốt
Có một khối u ở tinh hoàn
Đau hoặc khó chịu ở bụng dưới hoặc vùng xương chậu
Trong tinh dịch có lẫn máu
Khi nam giới thấy xuất hiện một trong số những triệu chứng này cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị. Viêm tinh hoàn nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang cấp tính, và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.
Đông y điều trị bệnh viêm mào tinh hoàn
Theo Đông y thì các bệnh về tinh hoàn thuộc chứng tử ung. Tử ung thường có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Tử Ung cấp tính theo y học hiện đại tương đương với chứng viêm mào tinh hoàn cấp, hoặc Viêm mào tinh hoàn có mủ, Viêm mào tinh hoàn do quai bị. Tử ung mạn tính tương đương với Phó tinh hoàn viêm mạn, Phó tinh hoàn viêm dạng Lâm chứng. Tử ung hay viêm mào tinh hoàn theo đông y có liên quan tới can và thận.
Một số bài thuốc tham khảo trong điều trị (viêm mào tinh hoàn)
Bài 1: Long đởm tả can thang.
Long đởm thảo, Sài hồ, Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử, Trạch tả, Quất hạch, Ngưu tất đều 10g, Xích thược 15g, Tử hoa địa đinh 20g, Bản lam căn, Kim ngân hoa đều 30g, Mộc thông 6g.
Bài 2: Đương quy tứ nghịch thang.
Mộc thông 3g, ngô thù 4g, đào nhân 8g, đương quy 4g,đại táo 6g, sinh khương 3g, hồng hoa 6g, quế chi 4g, tế tân 3g, sài hồ 12g, ngưu tất 10g, bạch thược 4g, cam thảo 2g, chỉ xác 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
Bài 3: Quất hạch hoàn
Xuyên sơn giáp, sài hồ, xích thược, quất hạch, lệ hạch chi, sơn tra, xuyên luyện tử, ngưu tất, hạ khô thảo, cương tằm, ô dược, côn bố mỗi loại 10g; tiểu hồi, phụ tử mỗi loại 6g.
Bài 4: Lục vị hoàn
Thục địa 24g, đan bì 9g, sơn thù 12g, bạch linh 9g, hoài sơn 12g, trạch tả 9g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
Bài 5: Thập toàn đại bổ
Thập toàn đại bổ: Cam thảo 6g, xuyên khung 8g, đảng sâm 16g, đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, bạch truật 12g, thục địa 20g, nhục quế 6g, bạch linh 12g, bạch thược 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 1 giờ.
Bài 5: Hữu quy hoàn
Nhục quế 16g, phụ tử 16g, quy đầu 12g, thục địa 30g, hoài sơn 15g, lộc giác 16g, câu kỷ tử 16g, sơn thù 15g, đỗ trọng 16g, thỏ ty tử 16g.