Bệnh viêm khớp, nguyên nhân và phòng ngừa

Viêm xương khớp là hình thức viêm khớp thông thường nhất, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Viêm xương khớp là bệnh khớp xương gây ra do sự hư hỏng sụn – sụn là tế bào đàn hồi đệm cho xương ở khớp xương. Sụn khỏe mạnh làm cho xương có thể lướt lên nhau và sụn hấp thu năng lượng do chuyển động va chạm. Ở người bị viêm xương khớp, sụn bị hỏng và mòn đi. Kết quả là xương cọ vào nhau, gây ra đau, sưng và cứng khớp. Viêm xương khớp có thể làm giới hạn cử động ở phần khớp bị đau. Thường viêm xương khớp phát triển ở tay, đầu gối, hông và xương sống. Bệnh ảnh hưởng tới phụ nữ và đàn ông như nhau. Hơn 20 triệu người ở Mỹ mắc chứng viêm xương khớp. Triệu chứng thường xuất hiện khi ở tuổi 50 và 60.

Triệu chứng viêm khớp

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm xương khớp bao gồm:

  • Đau khớp (thường là đau nhiều) khi cử động đau nhiều hơn và nghỉ ngơi thì bớt (trong trường hợp nặng có thể đau liên tục)
  • Cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng hoặc sau khi bất động hơn 15 phút
  • Sưng khớp
  • Sờ chỗ khớp thấy ấm
  • Nghe rào rào hay lục cục khi khớp chuyển động
  • Tầm cử động bị hạn chế
  • Bắp thịt yếu
  • Những nốt xương bất bình thường mọc lên gần khớp làm cho khớp biến dạng (chẳng hạn nốt Heberden, bứu xuất hiện ở khớp ngón tay ngoài cùng).

Nguồn gốc bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp cũng được gọi là bệnh thoái hóa khớp vì tình trạng này bao gồm sự phá hủy sụn bảo vệ khớp. mặc dù có những yếu tố tiên báo một người mắc bệnh viêm xương khớp, nhưng người ta chưa biết rõ điều gì gây ra sự hủy hoại và mất sụn. Trong một ít trường hợp, viêm khớp xảy ra do sự nứt, hoặc do sự bất bình thường cơ học như chi dưới dài không đều, những bệnh xương khớp khác như bệnh gút hoặc sự rối loạn nội tiết hoặc chuyển hóa có thể gây viêm xương khớp.

Các yếu tố nguy cơ viêm xương khớp

Những yếu tố nguy cơ viêm xương khớp gồm có:

  • Lớn tuổi
  • Yếu tố di truyền
  • Béo phì
  • Vết thương ở khớp
  • Có tiền sử viêm khớp
  • Rối loạn chuyển hóa hay rối loạn hormon (hemochromatosis và acromegaly)
  • Rối loạn xương và khớp khi sinh
  • Khớp làm việc căng thẳng ở một số hoạt động như chơi bóng chày, khiêu vũ, và công việc xây dựng
  • Lắng đọng tinh thể ở khớp như xảy ra ở bệnh gút

Chẩn đoán viêm xương khớp

Không thể chẩn đoán viêm xương khớp chỉ  bằng một xét nghiệm duy nhất mà phải bằng nhiều phương pháp để loại trừ khả năng gây ra của một số nguyên do khác.

  • Tiền sử bệnh án – bác sĩ đánh giá triệu chứng bằng cách hỏi khi nào triệu chứng bắt đầu, biến chuyển ra sao, khớp nào bị và trước đây ảnh hưởng ra sao. Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng thể trạng khác có thể góp phần tạo ra triệu chứng viêm khớp, những thuốc đang uống cũng có thể tương tác với các loại thuốc bác sĩ có ý định kê đơn, do đó cũng phải được xem xét.
  • Khám nghiệm vật lý – các khớp bị viêm sẽ được xem xét tình trạng sưng đỏ, tiếng kêu lụp cụp khi xương cọ vào nhau do thiếu sụn, sự hiện diện của chất lỏng trong khớp, sức mạnh và tầm vực chuyển động của khớp.
  • X-quang để chẩn đoán sự mất sụn (được thấy khi khoảng cách khớp nhỏ lại), tình trạng xương bị gai hay mòn.
  • Thử máu được tiến hành để tìm những dấu hiệu viêm tổng quát để loại trừ khả năng gây ra do những bệnh khác như thấp khớp hay Lyme’s disease, và để kiểm tra sự có mặt của các chất đánh dấu bệnh việm khớp như axít hyaluronic, một chất tạo ra sự bôi trơn cho khớp nhưng bị hư hỏng do bệnh viêm khớp.
  • Hút dịch ở khớp – Chất dịch nếu có sẽ được hút để đánh giá bằng cách dùng kim và syringe; thông thường đối với bệnh viêm khớp sẽ không có đủ lượng chất lỏng trong khớp để hút; vì thế đánh giá chất lỏng có thể tiết lộ nguyên nhân khác của bệnh viêm khớp như bệnh gút hay tình trạng nhiễm trùng.

Phòng ngừa

Những biện pháp sau có thể làm giảm thiểu nguy cơ phát triển viêm khớp xương:

  • Không để cho khớp đang bị thương thiệt hại thêm
  • Tập thể dục
  • Giảm cân
  • Tránh vận động lặp đi lặp lại quá mức

Share this post:

Related Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn