Trong y học cổ truyền, liệt dương được gọi là chứng dương nuy do nhiều nguyên nhân gây ra và được trị liệu bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có biện pháp ngâm thuốc. Dưới đây xin được giới thiệu một bài thuốc đơn giản mà có hiệu quả như sau:
Công thức: Xà sàng tử 30g, hoắc hương 30g, tổ ong 15g, đinh hương 10g, nhục quế 15g.
Cách chế: Tất cả các vị thuốc đem sấy khô, tán vụn, đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem sắc cùng với 3,5l nước trong 60 phút, trước sắc vũ hoả (lửa to), sau sắc văn hoả (lửa nhỏ) cho đến khi còn khoảng 2,5l là được.
Cách dùng: Đổ dịch thuốc ra chậu và xông hạ bộ cho đến khi nước nguội dần rồi tiếp tục ngâm dương vật và tinh hoàn cho đến khi nước thuốc nguội hẳn. Mỗi ngày làm một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Mỗi thang dùng 5 ngày vào mùa đông và 3 lần vào mùa hạ. Mỗi liệu trình là 15 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 3 ngày. Bệnh nhẹ chừng một liệu trình, bệnh nặng chừng 2 – 3 liệu trình là khỏi, sau khi khỏi nên duy trì ngâm thuốc cách nhật để củng cố.
Theo y học cổ truyền, thông thường, liệt dương là do mệnh môn hỏa suy. Trong bài, các vị thuốc như sà sàng tử, nhục quế, lộ phong phòng, đinh hương đều có công năng trợ mệnh môn hỏa, hưng dương khởi nuy và cũng là những vị thuốc thường có mặt trong thành phần của các phương thuốc uống trong để chữa bệnh liệt dương. Bài thuốc đạt được hiệu quả trị liệu thông qua yếu tố nhiệt và chất thuốc thẩm thấu qua da tác động trực tiếp tại chỗ làm lưu thông khí huyết và kích thích các huyệt vị có công dụng bổ dương như hội âm, trường cường, thúc cốt, khí hải, quan nguyên… ¦lt;br /> Tỏa dương, vị thuốc chữa liệt dương
Tỏa dương còn có tên cu chó vì nó có hình thù như dương vật của chó, lại có ý kiến vì nó có tác dụng tráng dương như dương vật chó (cẩu pín). Trông nó như cây nấm màu đỏ, nâu sẫm. Hoa tím mùi hôi. Có ở Hà Tây, Hoà Bình, Yên Bái, Lao Cai. Đông y dùng toả dương để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tỳ vị, nhuận tràng, thông tiểu. Chủ trị yếu sinh lý, liệt dương, lãnh cảm, đau lưng, mỏi gối, biếng ăn.
Để dùng vị tỏa dương có hiệu quả cao:
Theo Biển thước tâm thư: Già lão thì khí suy nên chân tay không ấm, nguyên khí ở đan điền bị hư tổn, hoạt động ngày càng chậm chạp, khó khăn; dương khí toàn thân không có đầy đủ thì nơi xa nhất như đầu ngón chân tay mỏi, bị lạnh, tê nhức với cảm giác kiến bò trong xương (không phải phong thấp). Để bổ sung dương khí lúc này nên dùng toả dương.
Người bị dương khí hư do hoạt động tình dục quá mức đến nỗi dương vật không còn sức cương được nữa, phải dùng đến thuốc thì dùng toả dương. Trong đó nguyên khí hư kết hợp nhân sâm, trung khí hư kết hợp bạch truật, vệ khí hư kết hợp hoàng kỳ…
Muốn ôn bổ thận dương nên tư bổ thận âm, nhằm quân bình âm dương. Ở trường hợp này toả dương và nhục thung dung có tác dụng giống nhau thì toả dương mạnh hơn nhưng lại gây ôn táo. Còn nhục thung dung tráng dương yếu hơn nhưng lại có tác dụng ích âm và sinh huyết. Có ý kiến có thể thay toả dương và nhục thung dung cho nhau nấu cháo ăn rất tốt. Khi tư âm mà lo địa hoàng gây nê trệ có thể dùng toả dương là vị tư âm trợ dương.
Về phương diện bổ thận tráng dương, thì toả dương chữa liệt dương, xuất tinh sớm (tảo tiết), chưa kịp giao hợp tinh đã xuất. Ngoài ra tỏa dương được dùng để bổ máu làm ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe, ốm dậy, sau sinh đẻ, chữa tê mỏi chân, tay, lưng, gối.
Một số cách dùng đơn giản dễ thực hiện
Bổ thận dương, chữa liệt dương: Canh hợp đồng cu của con chó với củ cây cu chó (cẩu pín với toả dương). Dùng hai thứ này xào hoặc nấu canh để ăn. Thêm gia vị gừng, hành để phối hợp tác dụng và khử tanh. Có thể thay dương vật chó bằng dương vật dê, bò, tinh hoàn gà…
Cháo tráng dương: Toả dương nấu với chim sẻ, chim cút, gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm (những thức ăn có tác dụng tráng dương).
Bổ thận dương, ích tinh huyết: Hai quả thận (còn nguyên phần đỏ phía trên) bổ dọc, bỏ phần lõi ở giữa. Rửa sạch với nước gừng, rắc bột toả dương vào giữa, úp hai phần lại với nhau, cuốn dọc hành hẹ, nướng vỉ hoặc hấp chín để ăn. Khi ăn có thể thái mỏng. Chấm nước mắm gừng, tỏi…
Rượu toả dương: Khai vị, cường tráng: củ toả dương thái mỏng với tỷ lệ 1 toả dương 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Hoặc toả dương 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm 1 tuần.
Thận, tâm, tỳ đều hư gây tảo tiết: Gà trống choai 1 con, toả dương 20g, đảng sâm 50g, hoài sơn 50g, ngũ vị tử 20g. Gà làm sạch mổ moi lấy lòng ra cho thuốc vào hầm cách thuỷ cho chín chia 2 lần ăn trong ngày. Tuần 1 lần, dùng 3 tuần. Không có gà thay bằng dạ dày lợn làm sạch, nhồi thuốc để hầm.
Chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm của người già do dương hư): Nấu toả dương với đậu đen. Phải ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày.
Tư thận khí hư, tảo tiết, liệt dương, ra nhiều khí hư: Toả dương 5g, đảng sâm 3g, hoài sơn 3g, phúc bồn tử 2g, hồng trà 3g. Cho vào phích nước sôi hãm 10-15phút.
Thận hư, di tinh, di niệu, liệt dương, khí hư ra nhiều: Toả dương 5g, long cốt 3g, nhục thung dung 3g, tang phiêu tiêu 3g, phục linh 3g, hồng trà 3g. Hãm trong phích nước sôi 10-15phút.
Tráng dương bổ thận: Lộc nhung 10g (thái lát); câu kỷ 30g, toả dương 10g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g cho vào bình đổ 2 lít rượu ngon 40o trở lên (vì có nhung hươu). Ngâm 1 tháng thì uống được.
Ôn dương nhuận tràng: Chữa dương hư táo bón người già.
Bài 1: Toả dương 15g, vừng đen 12g, vừng vàng 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g. Sắc lấy nước uống lúc đói. Ngày 1 lần.
Bài 2: Toả dương 500g, nhục thung dung 500g. Sắc 2 nước dồn lại cô tiếp rồi cho 250g mật ong quấy đều để nguội cất vào lọ dùng dần vào trước bữa cơm uống với nước sôi môi lần 2-3 thìa (thìa canh).
Cá chạch chữa liệt dương
Khi “trên bảo dưới không nghe”, nhiều quý ông đã truyền miệng nhau đi tìm các thức thuốc mà theo các ông là rất hữu hiệu đó là các loại rượu thuốc. Tuy nhiên, nhiều người đã tiền mất tật mang vì bệnh không khỏi mà sinh ra chứng nghiện rượu. Liệu pháp ăn uống thường bị các ông bỏ qua vì nghĩ rằng ăn thực phẩm không hiệu quả cho lắm. Chắc họ sẽ thay đổi quan điểm khi các bà nội trợ tìm cá chạch – món ăn bổ dương, vừa rẻ lại dễ chế biến.
Theo y học cổ truyền, cá chạch có vị ngọt, tính bình, công dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận, trừ thấp, làm hết vàng da, cầm đi lỏng và có thể trị liệt dương. Đông y cho rằng, cá chạch có tác dụng bổ khí huyết, chống lão suy, tráng dương, thanh nhiệt. Nhớt của chạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn mạnh.
– Cá chạch rán giòn: cá chạch 500g, gừng, bột ngọt, mỡ hoặc dầu ăn đủ dùng. Cá chạch rửa sạch. Tẩm ướp với bột ngọt và gừng trong vòng 30 phút. Cho chảo lên bếp, đổ mỡ cho cá vào rán giòn ăn cả xương. Mỗi tuần ăn 1 lần.
– Canh cá chạch: chạch tươi 300g, rượu, gừng đủ dùng. Chạch làm sạch nhớt, loại bỏ ruột nhưng vẫn giữ nguyên xương. Rán chạch qua dầu ăn cho vàng. Cho chạch vào nồi, đổ nước, rượu và gừng vào, nấu nhỏ lửa cho nhừ mới nêm gia vị vào là dùng được.
– Cháo cá chạch: gạo tẻ ngon 100g, cá chạch 300g, bột ngọt, gừng, hành, dầu ăn đủ dùng. Các chạch rửa sạch, ướp gia vị trong vòng 30 phút. Gạo vo sạch nấu thành cháo. Cho chạch vào nồi cháo hầm tới khi chạch chín nhừ, nêm gia vị vào là dùng được, nên dùng cháo lúc nóng.
Lưu ý: Sau khi ăn chạch không nên ăn các thực phẩm có tính hàn như chuối tiêu, dưa hấu, tôm cua biển. ¦lt;br /> (suckhoedoisong)