Các nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng

  1. VIÊM ĐẠI TRÀNG DO LAO (LAO HỒI MANH TRÀNG)

1.1. Viêm đại tràng do lao có thể nguyên phát hoặc thứ phát. Triệu chứng thường gặp:

  • Tiêu chảy, phần có nhầy, máu
  • Đau bụng âm ỉ, đau quặn từng cơn gò thành cục
  •  Có trường hợp thuộc hội chứng bán tắc, bệnh nhân sẽ rất đau, nghe rõ tiếng hơi di chuyển trong ruột

1.2. Để kiểm tra thường sẽ phải chụp XQuang khung đại tràng: phát hiện manh tràng dày cứng, hồi tràng chỗ hẹp chỗ phình.

  1. VIÊM ĐẠI TRÀNG DO AMIBE

2.1. Viêm đại tràng do Amibe thường có các triệu chứng:

  • Đau quặn bụng từng cơn.
  • Mót rặn, mắc đi tiêu nhất là tổn thương manh tràng, đại tràng .
  • Tiêu nhiều lần, phân ít, nhầy máu ; nếu kéo dài, tái phát nhiều, bệnh nhânsẽ đi cầu thường xuyên.
  • Có thể bị sốt do bội nhiễm vi trùng.

2.2. Bệnh viêm đại tràng do Amibe có thể gây biến chứng U amibe, Thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, lồng ruột.

  1. VIÊM TRỰC TRÀNG – ĐẠI TRÀNG XUẤT HUYẾT
  • Là tình trạng viêm niêm mạc trực tràng và đại tràng. Trực tràng luôn luôn bị tổn thương, hiện tượng viêm sẽ tiếp tục lan rộng đến các phần còn lại của đại tràng.
  • 40-50% trường hợp giới hạn ở trực tràng và ĐT
  • 30-40% : tổn thương lan khỏi ĐT S nhưng không ảnh hưởng đến toàn bộ ĐT
  • 20% toàn bộ ĐT bị tổn thương.

Bệnh viêm trực tràng, đại tràng xuất huyết thường có các triệu chứng:

  • Đau bụng: âm ỉ, có cơn dữ dội dọc khung đại tràng, rõ nhất ở vùng đại tràng di động như hố chậu, trên rốn, đau  sau tiêu.
  • Tiêu phân lẫn máu : thường xảy ra trong đêm và hoặc sau khi ăn,mức độ đi tiêu phụ thuộc vào đợt cấp của bệnh nhưng hầu  lúc nào cũng có máu, có lúc tiêu toàn máu không có phân.
  • Mót rặn.
  • Biểu hiện toàn thân: viêm khớp, gan nhiễm mỡ, VG mạn thể hoạt động, viêm đường mật xơ hóa nguyên phát, hồng ban dạng nút, viêm kết mạc, viêm thận,…
  • Thăm trực tràng : BN rất đau, găng dính máu

Thăm khám bệnh viêm đại tràng tròng trường hợp này dùng các phương pháp sau:

  • XQ bụng : Trường hợ viêm nhẹ. Có thể mất các nếp và ruột ngắn lại. Trường hợp viêm nặng do bất cứ nguyên nhân nào : đại tràng có thể giãn. Nếu có dấu hiệu này đi kèm với sốt,  đau bụng nhiều, có thể bệnh nhân  bị biến chứng phình đại tràng nhiễm độc.
  • XQ khung đại tràng : không nên thực hiện khi bệnh nhân  đang trong tình trạng cấp tính. Chuẩn bị ruột trước khi soi hoặc chụp đại tràng  bằng dung dịch điện giải tốt hơn là thụt rửa.

Biến chứng của bệnh

  • Cấp : xuất huyết nặng, Phình đại tràng nhiễm đọc, Đại tràng mất trương lực và dãn, thủng tắc ruột ,…

    4. BỆNH CROHN ( Viêm đại tràng mô hạt , viêm ruột từng vùng )

Tổn thương tất cả các lớp của thành ruột và có thể xảy ra từng vùng suốt ống tiêu hóa, nhưng thường ở vùng hồi manh tràng.

  • 30-40% trường hợp tổn thương ruột non đơn thuần.
  • 40-55% : tổn thương ruột non và ruột già.
  • 15-25% : tổn thương ruột già đơn thuần.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Đau bụng: âm  ỉ thường ở hố chậu phải sau khi đi tiêu.
  • Tiêu chảy : phân lẫn máu, toàn máu
  • Sụt cân :10-20% trường hợp.
  • Sốt
  • khối u hố chậu phải
  • Tổn thương hậu môn, trực tràng: lỵ
  • Biểu hiện ngoài ống tiêu hóa: giống viêm loét đại tràng

Triệu chứng cận lâm sàng

– XQ bụng   trong viêm nhẹ. Có thể thấy mất nếp, hẹp lòng  đại tràng.

– XQ Đại tràng cản quang: phù nề, hẹp do xơ hóa, do  phản ánh bản chất của bệnh.

    • XQ đường  tiêu  hóa  trên,  ruột  non
    • Nội soi  đại tràng  và  sinh  thiết
    • Tổn  thương  thường ở   đoạn  cuối  hồi  tràng  và sự  hiện diên của những vùng tổn thương  không liên tục  hoặc  có  kèm  tổn  thương  ở  ruột  non  giúp nghĩ  nhiều đến  bệnh  Crohn  hơn là  viêm loét đại tràng. Cần  phân  biệt với  lao  đại  tràng cũng có hình ảnh  tổn  thương  ở  hồi  manh  tràng.

     Nội soi đường tiêu hóa trên giúp phân biệt bệnh Crohn ở tá tràng và bệnh loét dạ dày tá tràng.

    Biến chứng của bệnh:

    • Hẹp, tắc ruột.
    • Dò tiêu hóa
    • Thủng
    • Viêm phúc mạc
    • Kém hấp thu
    • Phình đại tràng nhiễm độc
    • Ung thư hóa (hiếm)
    • Biến chứng do điều trị: phẫu thuật, nuôi ăn dài ngày bằng đường tiêm truyền, thuốc ức chế miễn dịch, …

5. VIÊM ĐẠI TRÀNG GIẢ MẠC

Nguyên nhân của bệnh:

  • Sử dụng kháng sinh dài ngày (Lincomycin)
  • Sử dụng Bismuth, thủy ngân,…
  • Chấn thương tâm lý (stress)

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Đau bụng: thường ở vùng thấp như hố chậu trái
  • Tiêu chảy, ± sốt

Triệu chứng lâm sàng:

  • XQ ĐT: viêm không đặc hiệu
  • Nội soi: màng giả
  • Cấy phân: trong môi trường kị khí phân lập được Clostridium difficile

6. VIÊM TÚI THỪA

Bệnh túi thừathường gặp ở các nước phương Tây, tỉ lệ bệnh tăng theo tuổi. Khoảng 30% dân số tổi 60 và khoảng 80% dân số tuổi 80 bị bệnh túi thừa ĐT. Khoảng 90% bệnh túi thừa đại tràng  không triệu chứng.

Nguyên nhân gây bệnh:

  • Chế độ ăn ít chất xơ gay táo bón.
  • Do các điểm yếu của thành ĐT.

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Đau HC T, đau bụng dưới cấp
  • Sốt
  1. CLS

 

  • Tiêu chảy phân nhầy, máu
  • Dấu phúc mạc viêm khu trú
  • Sờ: khối abcès hoặc đám quánh
  • Nhu động ruột ­ hoặc ¯
  • Thăm trực tràng : giúp định vị ổ abcès, khối viêm, …

 

  • CTM : BC ­, CTBC chuyển trái (điển hình) Hct-Hb ­: cô máu
  • TPTNT : có thể có BC va HC .Một biến chứng hiếm gặp của viêm túi thừa là dò BQ-ĐT: tiểu khí, nước tiểu có BC (+++), VK, ± phân
  • XQ bụng KSS: ở cả 2 tư thế nằm ngửa và thẳng, sự hiện diện của mực nước hơi gợi ý liệt ruột, tắc ruột. Có hơi tự do trong ổ bụng chứng tỏ túi thừa bị thủng.
  • Siêu âm bụng : phát hiện khối viêm, abcès; giúp ∆ ¹ với các bệnh khác.
  • Nội soi đại tràng : thực hiện nếu không nghi ngờ thủng.Tuy nhiên tốt nhất nên đợi cho đến khi các triệu chứng giảm sau khi qua đợt viêm phúc mạc rồi mới thực hiện.
  • XQ đại tràng cản quang : tốt nhất nên đợi cho đến khi qua đợt viêm phúc mạc khu trú mới thực hiện.

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn