Anh Hưng (45 tuổi, Hà Tây) choáng váng khi biết rằng với khối u lớn trong gan, anh chỉ sống được khoảng 1 năm nữa. Lẽ ra anh đã có trên 80% khả năng chữa khỏi nếu đến bệnh viện khi u còn nhỏ. Anh Hưng (45 tuổi, Hà Tây) choáng váng khi biết rằng với khối u lớn trong gan, anh chỉ sống được khoảng 1 năm nữa. Lẽ ra anh đã có trên 80% khả năng chữa khỏi nếu đến bệnh viện khi u còn nhỏ. Anh Hưng bị viêm gan B, lại hay uống rượu nên chức năng gan suy yếu. Tuy nhiên, anh không hề nghĩ đến việc mình có thể bị ung thư. Đến khi thấy đau tức ngày càng tăng ở phần hạ sườn phải, sụt cân, chán ăn, anh mới đến bệnh viện khám và được biết mình bị ung thư gan. Kết quả khám cho thấy khối u đã quá lớn, đường kính gần 10 cm; gan cũng bị xơ khá nặng. Bác sĩ cho biết, anh Hưng chỉ sống thêm được khoảng 1 năm. Nếu có các biện pháp hỗ trợ như làm tắc động mạch nuôi khối u, tiêm cồn, xạ trị… thì có thể kéo dài thêm chút ít. Tiến sĩ Phạm Duy Hiển, Phó giám đốc Bệnh viện K, cho biết bệnh ung thư gan nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị rất cao. Nếu được phẫu thuật khi kích thước u dưới 3 cm, gan chỉ mới bị xơ thì khả năng sống thêm sau 5 năm lên đến 80-90%. Tỷ lệ trên sẽ giảm còn 60% nếu u 3-6 cm, và chỉ còn 10-15% nếu u lớn hơn 6 cm. Trường hợp u 10 cm thì không chữa khỏi được, nhất là khi bệnh nhân đã bị vàng da, vàng mắt. Việc điều trị chỉ để kéo dài sự sống và giảm đau. Theo tiến sĩ Hiển, tỷ lệ bệnh nhân ung thư gan được phát hiện sớm mặc dù đã tăng nhiều so với trước nhưng vẫn chỉ đạt mức 20-30%. Phần lớn chỉ phát hiện bệnh khi u đã lớn. Mỗi năm, Bệnh viện K điều trị cho khoảng 100 ca ung thư gan, nhưng chỉ 15-20% trong số đó được chữa khỏi; số còn lại chỉ là giúp họ đỡ mệt mỏi, đau đớn (ở giai đoạn cuối, ung thư gan thuộc dạng gây đau đớn nhất). Nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh và phẫu thuật sớm nhưng bệnh vẫn tái phát do không tái khám theo hẹn để được điều trị bổ sung bằng hóa chất và tia xạ, hoặc trở lại bệnh viện quá trễ. Ở bệnh viện K, có đến 30% bệnh nhân không hề quay lại tái khám và sau mổ, số còn lại cũng rất hay đến muộn. Trong khi đó, việc hóa trị chỉ có tác dụng nếu được áp dụng sau mổ không quá 4 tuần. Trong bệnh ung thư, sau điều trị 5 năm, nếu bệnh nhân vẫn sống và khối u không phát triển lại thì được coi là khỏi bệnh, bởi sau thời gian đó, coi như bệnh không còn tái phát. Nếu ung thư lại xuất hiện thì đó là bệnh mới. Viêm gan B là thủ phạm chính gây ung thư gan Ung thư gan hiện đứng thứ ba trong số các bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam (sau phổi và dạ dày). Ở nam giới, bệnh đứng hàng thứ hai do thói quen uống rượu. Theo ông Phạm Duy Hiển, Việt Nam hội đủ yếu tố gây ung thư gan của các nước giàu (uống rượu) lẫn nước nghèo (viêm gan virus). Khoảng 60-80% bệnh nhân có tiền sử viêm gan B. Virus viêm gan làm cơ quan này suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tổ chức tế bào ác tính. Do có đến 20% dân số nhiễm viêm gan B nên “nguồn” phát sinh ung thư gan vẫn còn rất lớn. Rượu đứng hàng thứ hai trong các thủ phạm gây ung thư gan ở Việt Nam, chủ yếu gặp ở nam giới. Chỉ có khoảng 10% trường hợp bị ung thư trong khi gan vẫn lành mạnh, thường là do gene hoặc các yếu tố nội sinh. Tóm lại, theo ông Hiển, phần lớn các ca ung thư gan lẽ ra có thể phòng tránh. Thấy triệu chứng thì đã muộn Cũng như nhiều dạng ung thư khác, người mắc bệnh này thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Đến khi các biểu hiện lâm sàng xuất hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân thấy đau tức ở vùng hạ sườn phải do khối u lớn, bị chèn ép; chán ăn, sụt cân, buồn nôn và nôn. Khi đã vàng da, vàng mắt thì tình trạng bệnh đã nghiêm trọng. Để có thể phát hiện bệnh sớm, tiến sĩ Hiển khuyên mọi người đi xét nghiệm viêm gan B. Nếu kết quả âm tính, cần tiêm văcxin. Nếu dương tính, cần xét nghiệm để biết virus đang “nằm im” hay hoạt động, từ đó điều trị cho ổn định. Những người 45 tuổi trở lên nếu bị viêm gan B nên đi khám tầm soát ung thư gan (siêu âm, xét nghiệm, khám lâm sàng) mỗi năm 2 lần. Những người hay uống rượu cũng nên đi kiểm tra gan thường xuyên. Ở những người chức năng gan đã giảm, trong ăn uống nên hạn chế chất béo và đạm để không bắt gan làm việc quá nhiều; bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, gluco. Cần hoạt động thể lực vừa phải và bỏ hẳn rượu, thuốc lá. (Theo vnexpress.vn)
Tin mới
- Phương pháp mới chữa ung thư tiền liệt tuyến
- Bệnh ung thư tiền liệt tuyến
- Tìm hiểu về tuyến tiền liệt
- Đàn ông và kiến thức bệnh tiền liệt tuyến
- Thuốc chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt viêm tiền liệt tuyến
- Bệnh tiền liệt tuyến
- Tiền liệt tuyến – Nỗi lo của đàn ông
- 3 chứng bệnh thường gặp ở tiền liệt tuyến
- Tiền liệt tuyến, những điều bạn nên biết
- 4 thói quen không tốt cho tiền liệt tuyến
- Chữa vôi hóa tiền liệt tuyến
- Viêm tiền liệt tuyến
- Cách tự phòng trị u xơ tuyến tiền liệt
- Bệnh lý tuyến tiền liệt
- Chữa bệnh tiền liệt tuyến
Chuyên mục chính
- Bài thuốc chữa bệnh viêm khớp
- Bệnh di tinh
- Bệnh liệt dương
- Bệnh nam khoa
- Bệnh phụ khoa
- Bệnh thận
- Bệnh tiền liệt tuyến
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch
- Bệnh ung thư
- Bệnh viêm đại tràng
- Bệnh vô sinh nam
- Bệnh vô sinh nam
- Cách đơn giản chữa viêm khớp
- Chế độ ăn chữa bệnh nam khoa
- Chữa bệnh nam khoa bằng châm cứu bấm huyệt
- Chữa bệnh viêm khớp bằng ăn uống
- Chữa bệnh viêm khớp bằng châm cứu, bấm huyệt
- Chữa bệnh viêm khớp bằng đông y
- Chữa khỏi bệnh nam khoa
- Đông y chữa bệnh nam khoa
- Giới thiệu
- Giới thiệu
- Hỏi đáp bệnh viêm khớp
- Kiến thức bệnh viêm khớp
- Kinh nghiệm chữa bệnh nam khoa
- Kinh nghiệm chữa bệnh nam khoa
- Link liên kết
- Nam Khoa Tổng Hợp
- Nguyên nhân bệnh viêm khớp
- Phòng bệnh nam khoa
- Phòng bệnh viêm khớp
- Thoái hóa khớp
- Thuốc chữa bệnh viêm khớp
- Tư vấn chữa bệnh nam khoa
- Uncategorized
- Vị thuốc chữa bênh nam khoa
- Vị thuốc chữa bệnh viêm khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp mãn
- Viêm Khớp Tổng Hợp
- Viêm tinh hoàn
- Xuất tinh sớm
- Yếu sinh lý