Vì sao người béo dễ bị tiểu đường?

Chất béo gây ức chế một loại men quan trọng trong hoạt động sản xuất insulin và làm rối loạn đường huyết. Đó là nguyên nhân vì sao béo phì luôn đồng hành với bệnh tiểu đường. Chất béo gây ức chế một loại men quan trọng trong hoạt động sản xuất insulin và làm rối loạn đường huyết. Đó là nguyên nhân vì sao béo phì luôn đồng hành với bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường type 2 là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ insulin (hoóc môn kiểm soát đường trong máu) và không thể sử dụng nội tiết tố này một cách hợp lý. Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất insulin là men xúc tác glycosyltransferase (GnT-4a), giúp tuyến tuỵ xác định lượng đường trong máu và tiết ra đủ insulin để xử lý nó. Trong nghiên cứu trên chuột được nuôi bằng mỡ, người ta nhận thấy men GnT-4a bị tê liệt, làm cho các tế bào tuyến tuỵ trở nên “câm điếc” và không thể xác định được lượng đường trong máu, dẫn tới bệnh tiểu đường. “Sự thiếu hụt men GnT-4a cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh ở người”, tiến sĩ Jamey Marth, Đại học tổng hợp California (Mỹ) kết luận. Những người không may thừa hưởng gene kiểm soát men này nhưng bị lỗi sẽ rất dễ mắc bệnh. GnT-4a cũng có vai trò trong sự hình thành tiểu đường type 2 ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nhóm nghiên cứu đang tìm cách bổ sung men GnT-4a với hy vọng ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Đầu năm 2005, các nhà khoa học châu Âu cũng tìm thấy một gene có tên là ENPP1 kiểm soát cách thức tế bào phản ứng với insulin. Trong 11 biến thể khác nhau của gene này, 6 loại có liên quan mật thiết đến bệnh béo phì. Trước đó, Trung tâm y tế Deaconess ở Mỹ cũng phát hiện ra một chất gọi là RBP4 do mô mỡ tiết ra và gây nên hiện tượng kháng insulin. Theo Vnexpress

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn