Suy thận mãn những kiến thức cần biết

Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài,mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều

  1.       Đại cương

Thận là một cơ quan quan trọng hàng đầu trong cơ thể, thận có chức năng đào thải và hấp thu lại nhiều chất để nồng độ của chúng ở mức cho phép trong huyết tương như: ure, creatinin, acid uric, các acid, natri, nước. Ngoài ra thận còn có chức năng nội tiết hết sức quan trọng là: tiết renin để ổn định huyết áp, tiết erythropoietin để duy trì số lượng hồng cầu…
Suy thận mạn là hậu quả các bệnh mạn tính của thận gây mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút). Chức năng thận giảm dần không hồi phục mất dần khả năng điều chỉnh nội môi; mất khả năng bài tiết các chất cặn bã được sản sinh ra trong quá trình chuyển hoá; mất khả năng điều hoà kiềm toan, rối loạn nước điện giải. Ảnh hưởng đến bài tiết renin nên gây cao huyết áp, giảm tiết erythropoietin làm giảm số lượng hồng cầu gây thiếu máu mạn tính…

  1.       Nguyên nhân:

Bệnh viêm cầu thận mạn: hay gặp nhất chiếm 40%, Bệnh viêm thận, bể thận mạn: Chiếm 30%, Bệnh viêm thận kẽ do dùng thuốc giảm đau lâu dài,  Bệnh mạch thận, Bệnh thận bẩm sinh.

Những yếu tố làm bệnh nặng thêm:
Suy thận mạn là một bệnh kéo dài hàng tháng, hàng năm có những yếu tố làm thúc đẩy quá trình suy thận:
– Cao huyết áp.
– Nhiễm khuẩn, xuất huyết tiêu hóa, mất nước.
– Tắc đường dẫn niệu.
– Ăn quá nhiều protid.
– Dùng thuốc độc với thận.
– Rối loạn nước điện giải: ỉa chảy mất nước, dùng lợi tiểu Lasix quá nhiều…

III.      Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sang của suy thận mạn
Triệu chứng lâm sàng.
1. Triệu chứng toàn thân:

Nhìn chung, sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mãn tính suy sụp, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu kéo dài,mặt mày phờ phạc, vô lực; thờ ơ lạnh nhạt với mọi công việc; tình trạng mệt mỏi kéo dài liên miên nếu không được điều

  1. Thiếu máu

Thiếu máu là một triệu chứng lâm sàng rất thường gặp. Tình trạng thiếu máu phụ thuộc vào giai đoạn suy thận. Suy thận giai đoạn cuối có tỷ lệ thiếu máu 100%,. Cơ chế bệnh sinh của thiếu máu là do thiếu erythropoietin, do tủy xương bị ức chế và do đời sống hồng cầu giả
Bảng 8. Mối tương quan giữa thiếu máu và giai đoạn suy thận.

Giai đoạn Số lượng HC/ml HST g/l Mức độ thiếu máu
I > 3,5 triệu 90- 100 Nhẹ
II 2,5 – 3,1 70- 90 Vừa
III 2,0 – 2,5 60- 70 Nặng
IV < 2 triệu < 60  

 

 

 

 

 

 

Số lượng tiểu cầu và hoạt động của tiểu cầu giảm là nguy cơ của rối loạn đông máu, xuất huyết do giảm tiểu cầu. Số lượng bạch cầu bình thường nhưng hoạt động của bạch cầu giảm là nguy cơ của nhiễm khuẩn trong suy thận mãn tính.
3. Triệu chứng về tim mạch:
  3.1. Tăng huyết áp (THA):
     Tăng huyết áp là biến chứng tim mạch hay gặp nhất, chiếm 90 – 95%. THA là một yếu tố nguy cơ của suy thận, thúc đẩy quá trình tiến triển của suy thận. Vì vậy, khi có THA dù ở bất kỳ giai đoạn nào của suy thận cũng phải điều trị tích cực đưa HA trở về < 140/90 mmHg.
3.2. Viêm màng ngoài tim:
      Viêm màng ngoài tim thường gặp ở giai đoạn cuối của suy thận. Viêm màng ngoài tim vô khuẩn do tác động của tăng urê máu.
3.3. Suy tim:
      Suy tim thường gặp trong hội chứng tăng urê máu mãn tính. Nguyên nhân và bệnh sinh của suy tim do tác động của các yếu tố sau:
+ Do rối loạn chuyển hoá:
Tăng urê máu gây rối loạn chuyển hoá trong tế bào cơ tim, sự thiếu hụt năng lượng.
     + Do tăng huyết áp:
Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân quan trọng của suy tim.

3.4. Rối loạn nhịp: nghiêm trọng nhất ở bệnh nhân suy thận mãn tính là ngừng tim do tăng kali máu.
4. Biểu hiện về tiêu hoá:
Suy thận mãn tính giai đọan III và IV

4.1. Nôn mửa :
     Nôn mửa là triệu chứng nổi bật hàng đầu trong suy thận giai đoạn cuối.
4.2. Đi lỏng:
      Đi lỏng ngày 5 – 6 lần, phân nhạt mùi, đi lỏng như tháo cống kèm theo đau quặn vùng bụng. Đây là biện pháp đào thải urê ra khỏi cơ thể.
4.4. Xuất huyết tiêu hoá:
      Xuất huyết đường tiêu hoá là một biến chứng hết sức nguy hiểm.
5. Triệu chứng hô hấp:
       Viêm màng phổi  Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm màng phổi xuất tiết gây tràn dịch màng phổi, tràn máu màng phổi.
6. Triệu chứng tâm-thần kinh:
     Triệu chứng thường gặp là sự giảm sút về trí não, khả năng tư duy kém, độ tập trung kém.
7. Rối loạn đông máu, chảy máu :
     – Xuất huyết dưới da rất hay gặp.
– Xuất huyết niêm mạc miệng, chân răng, máu chảy rỉ rả cả ngày.
– Xuất huyết nội tạng :
Xuất huyết tiêu hoá, Xuất huyết não.
Cơ chế xuất huyết là do giảm tiểu cầu.
8. Biểu hiện xương khớp và nội tiết:
      – Viêm khớp do tăng axit uric máu (Gút thứ phát) .
– Vôi hoá gân cơ quanh khớp, co rút gân cơ, hạn chế cử động khớp.
–  Suy giảm chức năng sinh dục do giảm hormon sinh dục nam và sinh dục nữ; vô kinh đối với phụ nữ, liệt dương bất lực đối với nam giới.

Giai đoạn
Suy thận mạn
Mức lọc cầu thận (ml/phút) Creatinin máu Lâm sàng
Μmol/l mg/dl      
Bình thường 120 70 – 106 0,8 – 1,2 Bình thường
I 60 – 41 < 130 < 1,5 Gần bình thường
II 40 – 21 130 – 299 1,5 – 3,4 Gần bình thường, thiếu máu nhẹ
IIIa 20 – 11 300 – 499 3,5 – 5,9 Chán ăn, thiếu máu vừa
IIIb 10 – 5 500 – 900 6,0 – 1 Chán ăn, thiếu máu nặng, bắt đầu chỉ định lọc máu
IV < 5 > 900 > 10 Hội chứng urê máu cao, lọc máu là bắt buộc.

I

  1. Chẩn đoán
    1. Chẩn đoán xác định:
    + Có tiền sử phù,nhiễm khuẩn tiết niệu.
    + Phù – cao huyết áp – thiếu máu.
    + Urê máu, creatinin máu cao, mức lọc cầu thận giảm.
    + Protein niệu 2-3 g/24h.
    + Bạch cầu niệu, vi khuẩn niệu có thể có hoặc không.
    2. Chẩn đoán phân biệt:
    – Đợt cấp của suy thận mạn dựa vào:
    + Tiền sử.
    + Tỷ lệ urê máu / creatinin máu > 40.
    + Mức độ thiếu máu tương xứng mức độ suy thận.
    3. Chẩn đoán giai đoạn:

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn