Rượu chim bìm bịp – Vị thuốc chữa liệt dương

Chim bìm bịp có hai loài: loài có kích thước lớn, tên khoa học là Centropus sinensis Stephen và loài nhỏ là C.benghalensis Gmelin.

Hai loài đều có thân mình dài, mỏ to nhọn, mắt đỏ, đuôi dài hơn cánh. Toàn cơ thể có lông màu đen, riêng cánh màu nâu đỏ.

Là loài chim định cư, bìm bịp phân bố phổ biến ở khắp vùng đồng bằng, trung du và vùng núi có độ cao từ 600-800m. Loài chim bìm bịp lớn chuyên sống ở ven rừng có cây cối rậm rạp, loài nhỏ ưa vùng có nhiều lau sậy và cây bụi nhỏ.

Bộ phận dùng làm thuốc của chim bìm bịp là cả con, bắt về, làm sạch lông, bỏ hết phủ tạng rồi dùng sống. Thịt chim bìm bịp có vị ngọt, tính ấm, không độc, được dùng làm thuốc bổ máu, giảm đau, tiêu ứ, chữa hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ứ huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng, sản hậu. Dạng dùng thông thường là thịt chim nấu cháo ăn hằng ngày. Hoặc ngâm 2 con bìm bịp (một con lớn và một con nhỏ) với 1 lít rượu 35-40o trong 2-3 tháng, càng lâu càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30ml. Rượu ngâm chim bìm bịp còn có tác dụng hỗ trợ việc làm liền xương trong điều trị gãy xương kín.

Trong dân gian, người ta hay ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè hoặc cá ngựa và một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loại sâm rừng, nhất là củ sâm cau. Đặc biệt là rượu bìm bịp – ngũ xà gồm chim bìm bịp với 5 con rắn là hổ mang, cạp nong, hổ trâu, rắn ráo và rắn sọc dưa. Rượu này chữa được chứng liệt dương,  suy nhược, hen suyễn, đái rắt, đái buốt. Thuốc rất thích hợp với thể trạng suy yếu, hay đau nhức ở người cao tuổi. Cũng với công dụng trên, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân lại có kinh nghiệm để chim bìm bịp bị đói trong 2-3 ngày, sau đó cho ăn một con rắn và chờ đúng 3 ngày mới làm thịt rồi ngâm rượu. Họ cho rằng làm như vậy thì tinh chất của thịt rắn sẽ ngấm vào thịt chim làm cho dược tính tác dụng của thịt chim bìm bịp tăng lên gấp đôi

Share this post:

Recent Posts

Bạn hãy để lại số điện thoại trong nội dung hỏi đáp để chúng tôi có thể tư vấn trực tiếp cho bạn