Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì, hoặc người đã chững tuổi mang thai. Th.S.BS Phan Hướng Dương, BV Nội Tiết TƯ cho biết, các thống kê cho thấy, có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì, hoặc người đã chững tuổi mang thai. Do mức sống tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nên chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai cũng được cải thiện rất nhiều, lối ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học làm gia tăng bệnh. Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng thêm. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Những mẹ sinh con có cân nặng từ 4kg trở lên thì có nguy cơ mẹ sẽ bị tiểu đường sau này. Thai tuy to, nhưng lại kém về chức năng và phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ và tinh thần. Do vậy, mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24-28). Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Đái tháo đường khi mang thai khiến trẻ phát triển chậm Khi người bị bệnh tiểu đường có thai hoặc khi người có thai bị tiểu đường, bệnh đều có ảnh hưởng xấu đến mẹ và con. Th.S Dương nhấn mạnh, đối với bà mẹ, nếu mẹ bị tiểu đường kèm theo thai nghén sẽ dễ dẫn đến sản giậ), bà mẹ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, và có thể sinh khó. Những người trước đó không bị tiểu đường, nhưng bị tiểu đường khi thai nghén, thì có khoảng 5-20% sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Đối với thai nhi có tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Thai có thể bị dị tật, khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường, thần kinh của trẻ thường chậm phát triển. Phụ nữ trẻ mắc ĐTĐ nếu muốn có con hoàn toàn có thể mang thai, đẻ con. Tuy nhiên đường máu cần được giữ ổn định cả trước thời gian thụ thai và trong suốt quá trình mang thai cũng như lúc đẻ. Các bà mẹ này phải thử máu nhiều lần trong ngày (6 lần nếu có thể) khám bệnh thường xuyên 2 tuần 1 lần. Trong chế độ ăn, do nhu cầu kalo của người phụ nữ mang thai cao hơn so với người bình thường, nên không cần giảm kalo để kiểm soát đường huyết, thậm chí còn được phép tăng cân trong thời kỳ có thai. Tuy nhiên phải hạn chế thức ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, hạn chế sử dụng đường hoá học và phải cung cấp đủ protein. Nên ăn mỗi ngày 3 bữa và một bữa phụ vào buổi tối trước khi đi ngủ. Theo Khoa học và đời sống
Tin mới
- Phương pháp mới chữa ung thư tiền liệt tuyến
- Bệnh ung thư tiền liệt tuyến
- Tìm hiểu về tuyến tiền liệt
- Đàn ông và kiến thức bệnh tiền liệt tuyến
- Thuốc chữa bệnh u xơ tuyến tiền liệt viêm tiền liệt tuyến
- Bệnh tiền liệt tuyến
- Tiền liệt tuyến – Nỗi lo của đàn ông
- 3 chứng bệnh thường gặp ở tiền liệt tuyến
- Tiền liệt tuyến, những điều bạn nên biết
- 4 thói quen không tốt cho tiền liệt tuyến
- Chữa vôi hóa tiền liệt tuyến
- Viêm tiền liệt tuyến
- Cách tự phòng trị u xơ tuyến tiền liệt
- Bệnh lý tuyến tiền liệt
- Chữa bệnh tiền liệt tuyến
Chuyên mục chính
- Bài thuốc chữa bệnh viêm khớp
- Bệnh di tinh
- Bệnh liệt dương
- Bệnh nam khoa
- Bệnh phụ khoa
- Bệnh thận
- Bệnh tiền liệt tuyến
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh tim mạch
- Bệnh ung thư
- Bệnh viêm đại tràng
- Bệnh vô sinh nam
- Bệnh vô sinh nam
- Cách đơn giản chữa viêm khớp
- Chế độ ăn chữa bệnh nam khoa
- Chữa bệnh nam khoa bằng châm cứu bấm huyệt
- Chữa bệnh viêm khớp bằng ăn uống
- Chữa bệnh viêm khớp bằng châm cứu, bấm huyệt
- Chữa bệnh viêm khớp bằng đông y
- Chữa khỏi bệnh nam khoa
- Đông y chữa bệnh nam khoa
- Giới thiệu
- Giới thiệu
- Hỏi đáp bệnh viêm khớp
- Kiến thức bệnh viêm khớp
- Kinh nghiệm chữa bệnh nam khoa
- Kinh nghiệm chữa bệnh nam khoa
- Link liên kết
- Nam Khoa Tổng Hợp
- Nguyên nhân bệnh viêm khớp
- Phòng bệnh nam khoa
- Phòng bệnh viêm khớp
- Thoái hóa khớp
- Thuốc chữa bệnh viêm khớp
- Tư vấn chữa bệnh nam khoa
- Uncategorized
- Vị thuốc chữa bênh nam khoa
- Vị thuốc chữa bệnh viêm khớp
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp mãn
- Viêm Khớp Tổng Hợp
- Viêm tinh hoàn
- Xuất tinh sớm
- Yếu sinh lý