- Đại cương
Nhận thức cơ bản về tạng thận trong đông y.
Thận trong đông y và tây y có nhiều điểm tương đồng và không tương đồng, theo tây y thận là chỉ giải phẫu tạng thận có chức năng bài tiết nước tiểu và điều tiết dịch trong cơ thể. Nhưng trong đông y bao hàm ý nghĩa rộng hơn, ngoài chức năng của tây y, còn có chức năng tàng tinh, nạp khí, chủ cốt tủy để làm chủ sự sinh trưởng phát dục, sinh sản, lão hóa của con người.
Suy thận trong đông y.
Suy thận được thấy trong các chứng quan cách, long bế, hư lao của đông y.
Cần bám chặt triệu chứng mà nói : thì bệnh còn được thầy nhiều trong các chứng ẩu thổ, tiêu chẩy, xuất huyết …
- Điều trị
Phép chữa chủ yếu :
Có bổ tỳ ích khí, ôn thận tráng dương, ích khí dưỡng âm, bổ khí dưỡng huyết, tư bổ can thận, âm dương song bổ nhằm thông phủ tiết trọc, khứ phong giải biểu, hoạt huyết hóa ứ, phương hươn hóa trọc, ôn hóa thấp hàn. Dặc biệt phép thông phủ tiết trọc cần xuyên suốt quá trình điều trị.
Tỳ thận dương hư
Triệu chứng đặc trưng : người mệt, ngại nói, đoản khí, tiểu trong dài, đại tiện nát, sợ lạnh, lưng lạnh đau, lưỡi nhạt rìa 2 bên có hằn răng. Mạch trầm trì.
Pháp : kiện tỳ ích khí ôn thận
Dùng :
Chân vũ thang | Phụ tử | 10 | Nhục quế | 2 | Hoàng kỳ | 20 | |
Đẳng sâm | 20 | Hoài sơn | 15
|
Bạch truật | 10 | Tiên mao | 15 |
Ba kích | 15 | Sơn thù | 10 |
Nếu thủy thũng rõ, tiểu ít gia xa tiền tử 10, trạch tả 30, trư linh 30.
Nếu bụng chướng bí đại tiện gia đại hoàng 10 ( cho sắc sau) chỉ sác 10.
Chú ý Phương trên dùng thuốc ôn dương quá nhiều như phụ tử nhục quế can khương sợ gây ảnh hưởng chức năng thận đã suy nên có thể cùng dùng đại hoàng để tả bớt.
Khí âm lưỡng hư
Sắc mặt kém tươi, khí đoản, da khô táo, miệng khô nhưng không thích uống, hoặc lòng bàn chân tay có nhiệt, hoặc chân tay không ấm, đại tiện thất thường, lưỡi nhạt có hằn răng, mạch trầm tế.
Pháp: ích khí dưỡng âm.
Dùng :
Sinh mạch tán hợp lục vị địa hoàng thang | Hoàng kỳ | 30 | thái tử sâm | 20 | thục địa | 15 | |
mạch môn | 15 | Hoài sơn | 15
|
sơn thù | 15 | Phục linh | 15 |
hoàng tinh | 15 | biển đậu | 10 | kỉ tử | 12 | đan bì | 10 |
Can thận âm hư
Dau đầu, chóng mặt, miệng khô, họng táo, ngũ tâm phiền nhiệt, lưng gối đau mỏi, đại tiện táo kết, tiểu ít vàng, lưỡi đỏ, rêu ít,hoặc không, mạch tế sác.
Pháp tư dưỡng can thận.
Dùng
câu kỉ địa hoàng hoàn+ nhị chí hoàn. | hạn liên thảo | 15 | bạch thược | 15 | ngưu tất | 15 | thục địa | 15 | |
Kỉ tử | 15 | Hoài sơn | 10 | sơn thù | 10 | tang kí sinh | 15 | Phục linh | 12 |
nữ trinh tử | 15 | cúc hoa | 10 | trạch tả | 10 | đan bì | 10 |
Âm dương lưỡng hư
Người mệt mỏi, sợ lạnh chân tay lạnh, lòng bàn chân bàn tay nóng, miệng khô muốn uống, lưng gối đau mỏi, lưỡi bệu mà ướt, rìa có hằn răng, mạch trầm tế.
Pháp: âm dương song bổ
Dùng:
kim quỹ thận khí hoàn+
tả quy hoàn |
thục địa | 15 | kỉ tử | 15 | thỏ ty tử | 12 | ba kích | 15 | ||
phục linh | 15 | Phụ tử | 10 | sơn thù | 10 | lộc giác giao | 15 | đan bì | 10 | |
sơn dược | 10 | trạch tả | 10 | nhục quế | 3 | |||||
Thấp trọc nội uẩn
Sắc mặt xạm trệ, nôn buồn nôn, ăn kém, bụng chướng tức, miệng có dịch hôi, lưỡi nhợt rêu trắng dày nhớt mạch trầm tế.
Pháp: hòa vị giáng nghịch, thông phủ tiết trọc
Dùng:
Ôn đởm thang | chỉ xác | 10 | Bán hạ | 12 | Hoàng kỳ | 20 | |
tô diệp | 20 | trúc nhự | 15
|
Sinh khương | 10 | đại hoàng (sắc sau) | 10 |
Thạch xương bồ (đã cấm dùng tại VN) | 12 | thổ phục linh | 30 | Tằm sa |
Đây là 1 trong những chứng suy thận hay gặp, cũng là pháp điều trị cơ bản.
III. Chế độ ăn và kiêng kị.
Chế độ ăn trong suy thận mạn nhằm mục đích hạn chế tăng urê máu, làm chậm lại tiến trình suy thận mạn. Nguyên tắc là phải đủ năng lượng, đủ vitamin, đủ yếu tố vi lượng, đảm bảo cân bằng nước, điện giải.
Năng lượng: Người lớn: 35-40 kcal/kg/ ngày. Trẻ em: đảm bảo nhu cầu khuyến nghị theo tuổi. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ tinh bột và chất béo.
Chất béo (lipid): chiếm 20-30% tổng năng lượng. Chú ý các thực phẩm giàu các acid béo không no .
Tinh bột (glucid):
Các thực phẩm giàu glucid nhưng ít đạm như: sắn, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, miến dong, bột sắn dây. Chỉ ăn từ 100-150g/ngày tuỳ theo mức độ suy thận. Nên sử dụng các loại đường, mật ong, mật mía, kẹo ngọt.
Chất đạm (protein): Chế độ đạm đối với người lớn từ 0,4-0,8g/kg/ngày tùy theo mức độ suy thận.
Sử dụng đạm có nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như các thức ăn động vật (thịt bò, gà, lợn, vịt, cá, tôm, sữa…). Không nên ăn nhiều đạm thực vật như đậu đỗ vì các loại thức ăn này có nhiều kali. Hạn chế các thức ăn có nhiều photphat như gan, trứng. Tăng thức ăn nhiều calci như tôm, cá, sụn.
– Đảm bảo cân bằng nước, điện giải: Ăn nhạt khi có phù, cao huyết áp. Nước: hạn chế khi có phù, thiểu niệu hoặc vô niệu.
Hạn chế các thực phẩm có nhiều kali như cam, chanh, bưởi, chuối, nho, đặc biệt quả khô và hạt khô. Trong trường hợp tiểu ít và vô niệu thì nên bỏ hẳn rau và quả, đề phòng tăng kali máu.