Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây số lượng bệnh nhân bị ung thư ngày càng nhiều hơn. Trong đó bệnh nhân ung thư vú cũng chiếm một số lượng khá lớn trong các loại ung thư.
Các nhà khoa học cho biết: Bệnh ung thư ngoài yếu tố di truyền thì chế độ ăn uống, môi trường sống sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn. Thói quen ăn uống đôi khi có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Theo các nhà khoa học Đại học Texas và Trung tâm Ung thư MD Anderson (Mỹ), có một mối liên hệ giữa chế độ ăn uống nhiều đường và bệnh ung thư vú ở phương Tây.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường có nguy cơ cao bị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư gan, tuyến tụy và ung thư tử cung. Một nghiên cứu của Thụy Điển cho thấy những người uống 2 lon soda trở lên hoặc đồ uống có đường hàng ngày có nguy cơ cao mắc bệnh về túi mật và ung thư. Một nghiên cứu khác cho thấy, những người tiêu thụ nhiều nhất các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tăng nguy cơ bị ung thư phổi so với những người ăn ít nhất.
Đường là một carbohydrate, và khi bạn ăn bất kỳ loại carbohydrate nào, tuyến tụy sản xuất ra insulin, một hormone giúp chuyển đổi đường thành năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường có thể làm cho cơ thể trở nên kháng insulin, nghĩa là nó có để sản xuất ra ngày càng nhiều của hormone gọi là yếu tố tăng trưởng tương tự insulin (IGF) kích thích ung thư phát triển. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đường cũng góp phần vào tình trạng viêm trong cơ thể gây ra thiệt hại tế bào và thúc đẩy sự phát triển của các khối u ung thư.
Xem thêm: Chế độ ăn phòng bệnh ung thư
Theo thaythuoccuaban.com tổng hợp