Các nhà khoa học Tây Ban Nha đứng đầu là Frank Shira đã tiến hành quan sát 420 tình nguyện viên tham gia chương trình giảm cân trong 20 tuần. Họ được chia thành 2 nhóm, một nhóm tiến hành bữa ăn chính trước 3h chiều, trong khi nhóm thứ hai là sau 3h chiều.
Qua đó nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thuộc nhóm 1 giảm được trung bình 10kg, hiệu quả hơn 2kg so với nhóm 2. Hơn nữa với những người ăn chính dựa vào bữa cuối ngày ghi nhận có sự nhạy cảm với mức insulin khá thấp và điều này có liên quan tới nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng loại bỏ sự tập trung đến các yếu tố truyền thống có thể làm giảm trọng lượng dư thừa, chẳng hạn như tổng số lượng calo tiêu thụ, mức độ hormone grelin và leptin (hormone thèm ăn), cũng như thời gian ngủ. Bởi nếu dựa trên các yếu tố đó thì sẽ không thể tìm thấy được sự khác biệt giữa những người tham gia trong cả 2 nhóm. Vai trò quyết định ở đây chính là nằm ở bữa ăn tối. Thế nhưng cũng theo lời Martha Garaule – đồng tác giả của nghiên cứu trên, thời gian dành cho các bữa ăn là yếu tố độc lập trong quá trình điều chỉnh trọng lượng cơ thể và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.