Chữa bệnh viêm khớp bằng châm cứu, bấm huyệt – Tổng hợp tin sức khỏe, thông tin sức khỏe bạn nên biết http://thaythuoccuaban.vn Thong-tin-suc-khoe Sat, 06 May 2017 03:37:49 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=4.7.28 Xoa bóp chữa viêm khớp http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-chua-viem-khop.html http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-chua-viem-khop.html#respond Tue, 12 Jan 2016 09:50:35 +0000 http://benhviemkhop.net/?p=5036
  • Xoa bóp chữa viêm khớp

    Xoa bóp chữa viêm khớp

    Phương pháp điếm huyệt chữa viêm khớp

  • Các hiện tượng như toàn thân mệt mỏi, ăn không ngon miệng, táo bón do bệnh viêm khớp mãn tính gây ra đều có thể điều trị bằng phương pháp điểm huyệt, Các huyệt điểm gồm: huyệt Thiên Trụ, Kiên Tỉnh, Kiên Liêu, Khúc Trì. Dương Trì. Can Du, Tì Du, Thận Du. Nhiềm Khưu, ủy Trung, Cự Khuyết, Thưốc Trạch, Quan Nguvên. Đại Lăng.

    Huyệt Can Du và Tì Du trên lưng có tác dụng cải thiện trạng thái cơ thể, huyệt Cự Quan có thể phòng và chữa bệnh thiếu ngủ do khớp bị tấy sốt và đau gây ra. Khớp khác bị đau thì bấm vào huyệt tại khớp đó sẽ khỏi. Xem (hình 1)

    ]]>
    http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-chua-viem-khop.html/feed 0
    Xoa bóp bấm huyệt chữa đau nhức xương khớp http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-bam-huyet-chua-dau-nhuc-xuong-khop.html http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-bam-huyet-chua-dau-nhuc-xuong-khop.html#respond Wed, 12 Dec 2012 07:27:46 +0000 http://benhviemkhop.net/?p=4890 Xoa bóp bấm huyệt chữa đau nhức xương khớp

    Xoa bóp bấm huyệt chữa đau nhức xương khớp

    Đau nhức xương khớp là bệnh thường phát triển trong mùa đông khi thời tiết giá rét. Bệnh nhân  nhẹ thường có cảm giác đau nhức ở vùng xương khớp bị bệnh, hoặc cảm giác buồn như có kiến bò ở các khớp như đầu gối, tay chân gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. Trường hợp nặng có có thể có thể gây biến dạng ở vùng xương khớp bị bệnh.

    Trong Đông Y, tất cả các bệnh đau nhức khớp xương, dù có sưng, nóng, đỏ hay chỉ tê mỏi, nặng, ở các khớp thì đều thuộc chứng Tý, nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi là phong thấp. Và Đông y với nhiều bài thuốc và phương pháp điều trị vật lý trị liệu điều trị rất hiệu quả trong bệnh này.

    1. 1.      Nguyên nhân đau nhức xương khớp

    Đông y cho rằng, do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh cùng phối hợp xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là sự vận hành của khí huyết bị tắc nghẽn, gây ra sưng đau, hoặc tê, mỏi, nặng ở một khu vực khớp xương hoặc toàn thân.

    Một số người chính khí hư suy vì mắc bệnh lâu ngày hoặc do cao tuổi, các chức năng hoạt động cơ thể suy yếu nên khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây thoái hóa khớp xương và đau. Vì vậy, khi chữa các bệnh về khớp, y học cổ truyền đều hướng tới lưu thông khí huyết ở gân, xương, đưa các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp, nhiệt) ra ngoài và phòng chống tái phát.

    1. 2.      Điều trị bệnh đau nhức xương khớp

    Các phương pháp điều trị bao gồm: thuốc uống trong, tập luyện vận động, dưỡng sinh, xoa bóp, chườm nóng, ăn uống và châm cứu; dùng thuốc bên ngoài (như đắp bó thuốc ngoài khớp sưng đau).

    2.1.           Điều trị bằng thuốc

    Bệnh đau nhức xương khớp trong đông y được chia làm nhiều thể bệnh. Dựa theo các triệu chứng biểu hiện di chuyển hay tại chỗ, đau nhiều khớp hay 1 khớp, sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh, vận động đi lại khó khăn.  Tính chất đau ( đau âm ỉ cắn nhức hay dữ dội)…để có những pháp đồ điều trị cụ thể.

    2.2.           Điều trị bằng xoa bóp, bấm huyệt

    Hầu hết bệnh nhân đau nhức xương khớp cảm thấy rất khó chịu, bứt rứt, tê mỏi …Xoa bóp bấm huyệt kết hợp với châm cứu là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu có tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ và lưu thông khí huyết.

    Phương pháp xoa bóp

    Ấn huyệt

    Làm các thủ thuật ấn (dùng ngón tay ấn vào vùng huyệt cần tác động), day (dùng ô mô út hoặc gốc bàn tay ấn xuống vùng da của bệnh nhân di động theo đường tròn), lăn (dùng mu bàn tay hoặc mặt bên của ô mô út vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lăn trên vùng định xoa bóp), véo (dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ, kéo da người bệnh lên, cần làm liên tiếp cho da người bệnh luôn bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc) ở các khớp và các cơ quanh khớp vùng tổn thương.

    Vị trí các huyệt cần tác động

    A thị huyệt: Các vị trí vùng khớp bị tổn thương ấn vào bệnh nhân thấy đau.

    Phong trì: Huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm sau  gáy.

    Khúc trì: Đầu ngoài nếp gấp khuỷu, khi gấp cẳng tay vào cánh tay.

    Phong môn: Mỏm gai D2 đo ra 1,5 thốn.

    Hợp cốc: Huyệt ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ đó (giáp xương bàn 2).

    Huyết hải: Ở mé trong đầu xương bánh chè đo lên 2 thốn.

    Đại chùy: Lấy huyệt ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cổ 7 hay trên đốt sống lưng 1.

    Tam âm giao: Từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay.

    Túc tam lý: Thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay.

    Phong long: Từ huyệt túc tam lý đo xuống dưới 5 thốn, đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay.

    Vận động: vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế, động tác hoạt động chức năng của khớp. Vận động từng bước, động viên người bệnh kiên trì chịu đựng, tập luyện dần dần tăng biên độ hoạt động các khớp. Khi các khớp đã phục hồi chức năng vận động thì động viên người bệnh thường xuyên luyện tập, co duỗi vận động các khớp đều đặn hàng ngày để dự phòng dính khớp tái phát.

    2.3.           Điều trị bằng châm cứu

    Phương pháp điện châm được áp dụng tùy theo từng thể bệnh:

    Thể phong thấp nhiệt tý (tương ứng với viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp)

    Điện châm các huyệt: phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, a thị huyệt.

    Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tuỳ theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số nhanh, thời gian 20-30 phút một lần châm, hiệu quả giảm đau rất nhanh.

    Thể thấp nhiệt thương âm (tương ứng với viêm khớp dạng thấp giai đoạn mạn tính, tiến triển chậm)

    Điện châm huyệt: A thị huyệt, phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao, thái khê.

    Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm.

    Thể đàm ứ ở kinh lạc (tương ứng viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp)

    Điện châm huyệt: A thị huyệt, phong môn, đại chùy, khúc trì, hợp cốc, huyết hải, âm lăng tuyền, huyền chung, phong long, túc tam lý.

    Có thể lựa chọn phương pháp thể châm (châm thường không kích thích xung điện) hoặc phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm.

    Trong điều trị, các thầy thuốc còn chú ý đến bệnh mới mắc hay đã lâu ngày, hoặc tái phát nhiều lần. Nếu mới mắc thì dùng các phương pháp loại bỏ yếu tố gây bệnh là chính. Nếu bệnh lâu ngày hoặc tái phát nhiều lần thì phải vừa nâng đỡ tổng trạng, bổ khí huyết, vừa loại bỏ yếu tố gây bệnh.

    Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn

    ]]>
    http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-bam-huyet-chua-dau-nhuc-xuong-khop.html/feed 0
    Châm cứu, bấm huyệt chữa viêm khớp http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/cham-cuu-bam-huyet-chua-viem-khop.html http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/cham-cuu-bam-huyet-chua-viem-khop.html#respond Sat, 09 Jun 2012 02:58:26 +0000 http://benhviemkhop.net/?p=4664 Châm cứu chữa viêm khớp

    Châm cứu chữa viêm khớp

    Xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu được phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn sử dụng điều trị bệnh viêm khớp. Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu có tác dụng điều trị giảm đau, chống viêm, giãn cơ và tác động lên cả hệ miễn dịch của cơ thể mà không có tác dụng phụ như khi sử dụng các loại thuốc chống viêm khác. Ngoài tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng và lưu thông tuần hoàn thì còn có tác dụng toàn thân thông qua cơ chế thần kinh thể dịch. Tùy theo từng loại bệnh viêm khớp sẽ có cách điều trị cụ thể phù hợp. Ví dụ như: Châm cứu được sử dụng với 2 phương pháp

    Phương pháp điện châm được áp dụng với các thể bệnh như thể phong thấp nhiệt tý (tương ứng với viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp) Các huyệt tiến hành điện châm là: phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, a thị huyệt.

    Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tuỳ theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số nhanh, thời gian 20-30 phút một lần châm, hiệu quả giảm đau rất nhanh.

    Thể thấp nhiệt thương âm (tương ứng với viêm khớp dạng thấp giai đoạn mạn tính, tiến triển chậm) thì sẽ dùng điện châm ở các huyệt: A thị huyệt, phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao, thái khê.

    Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm.

    Thể đàm ứ ở kinh lạc (tương ứng viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp) sẽ phải châm các huyệt: thị huyệt, phong môn, đại chùy, khúc trì, hợp cốc, huyết hải, âm lăng tuyền, huyền chung, phong long, túc tam lý

    Ngoài phương pháp điện châm được phòng khám sử dụng thì phương pháp thể châm tức là châm cứu bình thường không dùng xung điện cũng được dùng trong điều trị viêm khớp.

    (Theo Thầy thuốc của bạn)

    ]]>
    http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/cham-cuu-bam-huyet-chua-viem-khop.html/feed 0
    Xoa bóp trị viêm khớp dạng thấp http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-tri-viem-khop-dang-thp.html http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-tri-viem-khop-dang-thp.html#comments Thu, 17 Jun 2010 04:27:43 +0000 http://benhviemkhop.net/?p=397 Xoa bóp chữa viêm khớp

    Xoa bóp chữa viêm khớp

    Điều trị VKDT là một quá trình điều trị lâu dài và kiên trì cúng tôi xin giới thiệu cách điều trị bằng xoa bóp để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần thiết.

    Theo y học hiện đại (YHHĐ), tổn thương giải phẫu chủ yếu trong bệnh viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm không đặc hiệu của màng hoạt dịch khớp do các rối loạn về miễn dịch mà nguyên nhân chưa được xác định. Điều trị theo YHHĐ cho đến nay vẫn chủ yếu là dùng các thuốc có tác dụng giảm đau chống viêm, giãn cơ và thuốc tác động đến hệ miễn dịch (nhóm thuốc điều trị cơ bản).

    Trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt cũng có những tác dụng điều trị giảm đau – chống viêm – giãn cơ và tác động đến cả hệ miễn dịch của cơ thể nhưng có một ưu điểm đặc biệt là rất ít tác dụng phụ như thuốc giảm đau chống viêm.

    Theo YHHĐ, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt là những kích thích vật lý tác động tại chỗ vào da, cơ, thần kinh, mạch máu. Ngoài tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng và lưu thông tuần hoàn thì còn có tác dụng toàn thân thông qua cơ chế thần kinh thể dịch. Khi người thầy thuốc tác động trực tiếp vào huyệt là những điểm mà kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ở đó tập trung nhiều mạch máu và đặc biệt những dây, nhánh, thụ cảm thể thần kinh, hệ thống thần kinh thể dịch của cơ thể tiếp nhận tín hiệu kích thích huyệt, đồng thời huy động toàn bộ cơ thể đáp lại kích thích bằng 3 loại phản xạ: tại chỗ, tiết đoạn, toàn thân. Các đáp ứng của cơ thể dưới sự điều khiển của hệ thống thần kinh – thể dịch đều nhằm nâng cao khả năng tự bảo vệ điều hoà các rối loạn bệnh lý.

    Phương pháp xoa bóp

    ấn huyệt: Làm các thủ thuật ấn (dùng ngón tay ấn vào vùng huyệt cần tác động), day (dùng ô mô út hoặc gốc bàn tay ấn xuống vùng da của bệnh nhân di động theo đường tròn), lăn (dùng mu bàn tay hoặc mặt bên của ô mô út vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lăn trên vùng định xoa bóp), véo (dùng đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ, kéo da người bệnh lên, cần làm liên tiếp cho da người bệnh luôn bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc) ở các khớp và các cơ quanh khớp vùng tổn thương.

    Vận động: Vừa xoa bóp vừa vận động các khớp theo các tư thế, động tác hoạt động chức năng của khớp. Vận động từng bước, động viên người bệnh kiên trì chịu đựng, tập luyện dần dần tăng biên độ hoạt động các khớp. Khi các khớp đã phục hồi chức năng vận động thì động viên người bệnh thường xuyên luyện tập, co duỗi vận động các khớp đều đặn hàng ngày để dự phòng dính khớp tái phát.

    Xoa bóp, vận động là phương pháp có giá trị quan trọng và cơ bản trong điều trị bệnh giai đoạn này.

    Dự phòng bệnh viêm khớp dạng thấp tái phát:
    Sau khi bệnh đã ổn định, các khớp hết sưng, nóng, đỏ, đau, cần đề phòng đợt tái phát bằng tự xoa bóp các khớp hàng ngày, rèn luyện thể dục thể thao (chơi các môn thể thao nhẹ) để tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể với sự biến động của môi trường thời tiết khí hậu. Tránh các tác nhân không có lợi cho người bệnh như nơi ở ẩm thấp, thời tiết lạnh, mưa gió…

    Vị trí các huyệt cần tác động:

    A thị huyệt: Các vị trí vùng khớp bị tổn thương ấn vào bệnh nhân thấy đau.

    Phong trì: Huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm sau gáy.

    Khúc trì: Đầu ngoài nếp gấp khuỷu, khi gấp cẳng tay vào cánh tay.

    Phong môn: Mỏm gai D2 đo ra 1,5 thốn.

    Hợp cốc: Huyệt ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt đốt 2 ngón cái bàn tay bên đối diện lên hố khẩu bàn tay bên này, đầu ngón cái ở đâu thì huyệt nằm tương ứng tại chỗ đó (giáp xương bàn 2).

    Huyết hải: Ở mé trong đầu xương bánh chè đo lên 2 thốn.

    Đại chùy: Lấy huyệt ở chỗ lõm dưới mỏm gai đốt sống cổ 7 hay trên đốt sống lưng 1.

    Tam âm giao: Từ đỉnh giữa bờ trên mắt cá trong đo lên 3 thốn, huyệt cách bờ sau trong xương chày một khoát ngón tay.

    Túc tam lý: Thẳng dưới hõm ngoài xương bánh chè 3 thốn, cách lồi củ trước xương chày 1 khoát ngón tay.
    Phong long: Từ huyệt túc tam lý đo xuống dưới 5 thốn, đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay.

    (Theo chothuoc24.com)

    ]]>
    http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-tri-viem-khop-dang-thp.html/feed 1
    Xoa bóp trị vẹo cổ http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-tri-veo-co.html http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-tri-veo-co.html#respond Thu, 17 Jun 2010 04:22:23 +0000 http://benhviemkhop.net/?p=392 Vẹo cổ thường xảy ra đột ngột khi gặp lạnh, ngủ gối đầu quá cao, nằm nghiêng một bên quá lâu, sau gánh vác nặng…

     

    Những chỗ cần xoa

    Biểu hiện chủ yếu khi vẹo cổ là vai và gáy cứng, đau, khó quay cổ, ấn vào các cơ vùng cổ thấy đau và cứng hơn so với bên lành, có thể có cảm giác sợ lạnh, đau mỏi toàn thân… Quan niệm của y học cổ truyền cho rằng, vẹo cổ là do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch, gân và cơ ở vùng vai gáy mà gây ra đau, được gọi là chứng “lạc chẩm”.

    Khi lâm vào chứng bệnh này, y học cổ truyền có thể xử lý bằng liệu pháp xoa bóp đơn giản như sau: để người bệnh ngồi dựa lưng thoải mái trên ghế tựa, người tiến hành thủ thuật đứng sau lưng bệnh nhân, dùng mô của bàn tay hoặc gốc bàn tay day hai bên vai và phần lưng phía dưới cổ, giữa hai xương bả vai từ nhẹ đến nặng, sao cho những cơ co cứng mềm dần ra và bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn là được. Hoặc dùng các ngón tay xoa bóp khối cơ ở vùng cổ từ trên xuống dưới, từ cổ ra tới mỏm vai chừng 5-10 lần. Hay dùng đầu ngón tay trỏ sờ nhẹ khối cơ trong vùng giữa hai xương bả vai để tìm thớ cơ căng cứng như một dây nhỏ nằm chéo từ trên xuống dưới và từ cột sống ra bên cạnh (thường tương ứng với đốt sống lưng thứ 6, dưới đốt sống cổ 7 là đốt sống lưng thứ 1). Dùng ngón cái bấm mạnh vào thớ cơ này sao cho người bệnh cảm thấy đau nhức xuyên lên vai, day bấm vùng này chừng 1 phút. Tìm điểm đau nhất vùng cổ, dùng ngón tay cái day ấn từ nhẹ đến nặng chừng 2 phút, đồng thời bảo người bệnh tự quay cổ, cố gắng quay càng nhiều lần càng tốt, sao cho đạt được cảm giác mỏi, tê, tức là được.

    Những huyệt cần bấm, day

    Xác định huyệt lạc chẩm, day ấn huyệt này trong 2 phút (huyệt nằm ở mu bàn tay, giữa hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa, dùng ngón tay cái bấm dần từ mép da liên ngón lên trên cổ tay, vị trí nào đau tức nhất đó là huyệt lạc chẩm). Chú ý, bóp kỹ những cơ bị co cứng, sau đó day bấm huyệt kiên tỉnh trong 2 phút (bảo người bệnh cúi đầu, phần dưới cổ nổi lên từ 1 đến 3 u xương tròn, đặt lên mỗi u xương một ngón tay, bảo người bệnh quay đầu vòng tròn, đốt nào động dưới tay nhiều là đốt sống cổ 7, huyệt kiên tỉnh nằm ở điểm giữa đường nối mỏm gai đốt cổ 7 và mỏm cùng vai). Và day ấn huyệt hợp cốc trong 2 phút – bảo người bệnh xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ, lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào hổ khẩu tay này, đặt áp đầu ngón tay cái lên mu bàn tay, đầu ngón cái ở đâu chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác ê tức nhất và lan về phía ngón tay út.

    Bên cạnh đó, cần vận động cổ – người làm thủ thuật đứng sau lưng bệnh nhân, một tay đỡ cằm, tay kia để ở xương chẩm, nhẹ nhàng vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái với góc độ tăng dần, chú ý hỏi chuyện người bệnh để tránh tình trạng cưỡng lại, khi cảm thấy cơ mềm không có trở lực, thì dùng sức (hơi mạnh) lắc đầu bệnh nhân sang phải và về phía sau, tiếp tục làm tương tự phía bên trái. Trong khi vận động lắc như vậy có thể nghe thấy tiếng kêu.

    Trước hoặc sau khi xoa bóp có thể dùng ngải cứu sao muối chườm nóng vào vùng đau. Cách làm: lấy một ít muối ăn cho vào chảo sao nóng cho đến khi hết tiếng nổ, rồi cho ngải cứu cắt đoạn vào đảo nhanh tay, trút ra và gói vào khăn nhiều lớp, dùng chườm nóng vùng bị bệnh cho đến khi nguội

    (Theo chothuoc24h.com)

    ]]>
    http://thaythuoccuaban.vn/chua-benh-viem-khop-bang-cham-cuu-bam-huyet/xoa-bop-tri-veo-co.html/feed 0